Pages

Subscribe:

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Phái sinh và sự công nhận ban đầu của các tài sản và nợ tài chính

      Phái sinh là những giao dịch không có trong bảng cân đối, bao gồm: hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai, hợp đồng tỷ giá và quyền chọn. Giống như những dự phòng khác, chúng là nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng.Với quyền chọn, điều này tùy vào một sự kiện cụ thể có xảy ra hay không.

     Với danh mục đầu tư ngân hàng, những phép đo thu nhập theo kế toán truyền thống là những phần dư đóng góp tính ở những cấp độ khác nhau vào báocáo tài chính. Những phép đo này đi từ “thu nhập lãi thực” (NII), hiệu giữa doanh thu lãi và chi phí lãi, đến thu nhập thực. Doanh thu tổng tích lũy NII với tất cả những lệ phí của giai đoạn. Biên tiền lãi của ngân hàng thương mại thường dùng làm mục tiêu chính cho những chính sách quản lý rủi ro lãi suất vì chúng hoàn toàn do lãi suất chi phối. Các ngân hàng thường tăng tỷ lệ doanh thu là phí để làm cho thu nhập thực ít nhạy với lãi suất hơn.

       Dự phòng cho những thua lỗ nợ nên là chỉ báo của rủi ro tín dụng hiện tại của những khoản nợ ngân hàng. Tuy nhiên, dự phòng phải tuân theo kế toán và các quy định tài chính, và khác với dự phòng kinh tế. Một khi những thua lỗ có khả năng xảy ra cao, những quy định suy giảm dựa theo tiêu chuẩn kế toán mới dựa trên mô hình “thua lỗ phải chịu”.

nợ tài chính


Sự công nhận ban đu của các tài sản và nợ tài chính

    Theo các quy định kế toán tài chính, một tài sản tài chính là bất kỳ hợp đồng nào với quyền lợi nhận tiền mặt hoặc một tài sản tài chính khác, quyền lợi quy đổi một công cụ tài chính thành một công cụ tài chính khác hoặc một công cụ cổ phần. Một công cụ là một nghĩa vụ nợ khi người phát hành có thể được yêu cầu phải chuyển giao tiền mặt và tài sản tài chính cho người nắm giữ. Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt nghĩa vụ nợ với cổ phần. Một công cụ được phân loại là cổ phần khi nó đại diện một khoản tiền lời còn dư trong tài sản thực của người phát hành và không có kỳ hạn.

      Tài sản tài chính ban đầu được đo lường ở giá trị công bằng. Có bốn hạng mục tài sản tài chính được định nghĩa tùy theo mục đích quản lý của ngân hàng.


Đọc thêm tại : http://timhieukienthucnganhang.blogspot.com/2015/06/loi-ich-cua-bang-can-oi-ke-toan.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: báo cáo tài chính ngân hàng, tính thanh khoản