Pages

Subscribe:

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Giá trị kinh tế và khe hở độ lồi

   Đóng khe hở duration khiến cho EV miễn dịch với sự dao động lãi suất không quá lớn. Nhưng độ lồi khác nhau của tài sản và nợ, hay khe hở độ lồi làm cho khả năng phòng hộ yếu đi khi lãi suất thay đổi đáng kể từ lãi suất hiện tại.

    Khe hở độ lồi là chênh lệch giữa độ lồi của tài sản và nợ. Đôi chúng có tác động nhỏ.

    Theo lý thuyết, chúng cũng có thể có lợi cho ngân hàng như hình 27.7 cho thấy. Giá trị kinh tế tăng cả khi lãi suất tăng hay giảm. Khe hở độ lồi sẽ có lợi.
Đáng tiếc, những độ lồi như vậy thường không xảy ra với những sản phẩm thông thường, và rủi ro độ lồi luôn có hại cho ngân hàng vì khác hàng sẽ tận dụng mọi lợi ích cho họ và lợi ích của khách hàng là thua lỗ của ngân hàng. Cách dễ nhất để làm giảm khe hờ độ lồi là sử dụng các công cụ lồi hay quyền chọn lãi suất.

      KHE HỞ ĐỘ LỐI VÀ QUYỂN CHỌN

Nguồn gốc thứ hai của khe hở độ lồi là quyền chọn. Quan hệ giữa giá trị thị trường của một quyền chọn và tham số cơ sở có độ lồi khi quyền chọn hòa vốn và lợi ích của một quyển chọn như một hàm số của tài sản cơ sở có một “khúc gẫy”. Quyền chọn tạo ra những “đoạn gẫy” trong duration và tạo ra rủi ro độ lồi. Khi quyền chọn không có lời, độ nhạy hay delta là rất thâp và khi quyền chọn có lời, delta gần bằng 1. Do đó, tất cả các quyền chọn, bao gồm quyển chọn ẩn trong bảng cân đối kế toán ngân hàng có hiệu ứng độ lồi cao khi gần điểm “hòa vốn”.

Giá trị kinh tế


     Quyền chọn là nguồn gốc của độ lồi trong bảng cân đối kế toán, và nguồn các sai số khi sử dụng thước đo “cục bộ” của độ nhạy để độ lồi rủi ro. Những quyền chọn ẩn giới hạn giá trị của tài sản và áp đặt sàn lên giá trị nợ.

     Ví dụ, giá trị của khoản vay với quyền chọn tái thỏa thuận không thể vượt quá một giá trị tôi đa vì người đi vay có thể tái thỏa thuận lãi suất vay. Lãi suất: giảm thường làm tăng giá trị tài sản cho tới khi việc tái thỏa thuận xảy ra. Vào thời điểm tái thỏa thuận, khoản vay lãi suất cố định trờ thành lãi suất thả nổi. Sự chênh lệch giữa giá trị khoản vay tối đa và khoản vay ban đầu là giá trị quyền chọn.

     Về phía nợ, quyền chọn tạo ra một sàn cho giá trị nợ khi lãi suất tăng. Vượt quá lãi suất thị trường nào đó, những người ký gửi tiền sẽ chuyển tiền của họ từ những quỹ ký gửi ở lãi suất thấp sang những tài sản mang lãi suất. Kể cà nếu nguồn tiền vẫn ở ngân hàng đó, chúng trở thành những khoản nợ lãi suất thả nổi và có giá trị tối thiểu cố định khi lãi suất tăng.

      Khi thay đổi lãi suất vượt quá một mức nào đó, tài sản và nợ lãi suất cố định thường trở thành tài sản và nợ lãi suất thả nổi. Hình dạng của “hồ sơ giá trị/lãi suất” của tài sản và nợ phang dẩn và trở thành đường thẳng ngang khi đạt một cận trân r.ào đó khi lãi suất giảm và cận dưới khi lãi suất tăng, như trong hình 27.8.

      Hình 27.9 cho thấy, bất kể lãi suất thay đổi ra sao, ảnh hưởng với EV luôn có hại cho ngân hàng. Đây được gọi là “hiệu ứng chiếc kéo” với giá trị kinh tế. Khi lãi suất nằm trong một phạm vi hẹp, FV vẫn là số dương. Tuy nhiên nếu chúng thay đổi vượt cận trên hoặc cận dưới, làm kích hoạt trần hoặc sàn, quyền chọn tạo ra giá trị và EV thành số âm. Đây là trường hợp thông thường. Ghi nhớ EV là giá trị hiện tại của tất cả các NIL Khi độ biến động lãi suất tăng cao hơn, nó có ảnh hưởng tiêu cực với cả EV và NIL.


Đọc thêm tại : http://timhieukienthucnganhang.blogspot.com/2015/06/thuoc-o-o-loi.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: báo cáo tài chính ngân hàng, tính thanh khoản