Pages

Subscribe:

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Kiểm soát duration với phái sinh

    Điều chinh duration đòi hỏi thay đổi họng số của duration của những khoản khác nhau trong bảng cân đối kế toán. Đáng tiếc, khách hàng tự quyết định họ muốn gì, điều đó tạo ra giá trị duration. Do đó, thay đổi duration của tài sản và nợ trên bảng cân đối kế toán không phải là cách làm phù hợp để điều chỉnh duration của danh mục đầu tư.

    Một cách làm khác là sử dụng phái sinh. Các cách phòng hộ như hoán đổi lãi suất thay đổi duration vì chúng thay đổi dòng tiền lãi. Khi biên một tài sản lãi suất cố định thành lãi suất thả nối bằng một hợp đồng hoán đổi,giá trị không còn nhạy với lãi suất, với duration bằng 0 và giá trị cố định.

    Những hợp đồng tương lai có duration bằng với tài sản cơ sở vì chúng theo dõi giá trị của tài sản. Chúng ta đã thảo luận hợp đồng giao sau, không được trao đổi trong những giao dịch có tổ chức. Vì hợp đồng giao sau về lãi suất cố định một lãi suất giao sau, ví dụ cho một khoản vay giao sau, giá trị thị trường của khoản vay giao sau nhạy với những thay đổi lãi suất. Điều này có nghĩa là tăng độ nhạy. Do đó, hợp đồng giao sau và hợp đồng tương lai đưa ra một cách làm linh hoạt để điều chỉnh duration thông qua những giao dịch ngoài bảng thay vì những điều chỉnh trên bảng.

 duration


       Khe hở duration và độ nhạy của EV
     Hổ sơ giá trị-lãi của EV có nhiều hình dạng tùy vào duration tương đối của tài sản và nợ. Khe hở duration đo lường độ nhạy đó. Khi khe hở bằng 0, EV không bị ảnh hưởng bởi những thay đối lãi suất: không quá lớn. Một chênh lệch duration – gia trọng bởi giá trị tài sản và nợ – khiến cho EV nhạy với lãi suất. Sự thay đổi của EV tỷ lệ với thay đổi trong lãi suất vì giá trị của tài sàn và nợ xấp xỉ là những hàm tuyên tính của thay đổi lãi suất. Hình 27.2 cho thấy độ nhạy của của EV khi có chênh lệch duration. Có một giá trị của lãi suất khiến cho EV bằng 0. Nếu lãi suất thay đổi, EV thành số âm hoặc số dương.

     Rủi ro lệch hạn tức là lệch duration, do đó tạo ra khe hở duration. Bằng cách thay đổi và trung hòa khe hờ duration, ta có thể làm cho tình huống thuận lợi hon. Trong hình 27.3, độ lồi của các biểu đổ không quan trọng lắm, và duration của tài sản và nọ giống nhau. Những thay đối nhỏ trong lãi suất không ảnh hưởng nhiều tới EV. Khớp duration gia trọng của tài sản và nọ khiến cho EV miễn dịch với những thay đổi lãi suất nhỏ. Đây gọi là quy tắc “cục bộ”.

     Độ nhạy của tài sản và nợ,và EV phụ thuộc vào lãi suất. Với những thay đổi lớn trong lãi suất, EV trở nên nhạy vì những độ lồi khác nhau của tài sản và nợ. Trong hình 27.3, hai hổ sơ của tài sản và nợ có hình dạng thông thường với độ lồi hướng lên trên. Trong hình 27.3, EV là số dương và độ dốc của đổ thị giống nhau vì duration của chúng bằng nhau. EV gần như không nhạy với những thay đổi lãi suất, trừ khi lãi suất thay đổi đáng kể.



Đọc thêm tại: