Pages

Subscribe:

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Khe hở lãi suất

        Chương này giới thiệu mô hình khe hở lãi suất là thước đo đơn giản nhất của rủi ro lãi suất trong thu nhập lãi thực, là một biến mục tiêu chính của ALM. Khe hở lãi suất được định nghĩa ở phần 23.1 là hổ sơ thời gian dự kiến củ khe hở giữa tài sản và nợ có cùng một lãi suất tham chiếu, Phần 23.3 giới thiệu mỏ hình khe hở, liên hệ thu nhập lãi với sự thay đổi trong lãi suất, mô hình khe hở cực kỳ đơn giản và đưa ra những quy tắc đơn giản để quản lý nguy cơ lãi suất của bảng cân đối kế toán.

         Vì những khe hở thanh khoản dự kiến mở cũng là những vị thế mở với lãi suất, mô hình khe hở nên bao gổm chúng cùng vói khe hở lãi suất để nhất quán với sự thay đổi thu nhập lãi, như được giải thích ở phần ba. Phần ba sẽ trình bày những báo cáo khe hở lãỉ suất mẫu. Phần tiếp theo đưa ra phép tính trực tiếp về thu nhập lãi thực và kiểm tra liệu sự thay đổi của nó với lãi suất có nhất quán với mô hình chênh lệch hay không. Phần 23.6 nêu ra những nhược điểm và hạn chế của khe hờ lãi suất, do đó đòi hỏi phải dùng nhiều tình huống với bảng cân đối kế toán để kiểm tra những quy ước ẩn trong phép tính khe hở lãi suất. 

LÃI SUẤT


        ĐỊNH NGHĨA KHE HỞ LÃI SUẤT
        Khe hở lãi suất là một thước đo tiêu chuẩn của rủi ro tín dụng. Có hai loại khe hở:
• Khe hở lãi suất cố định trong một khoảng thời gian là sự khe hở giữa tài sản và nợ có lãi suất cố định.
• Khe hở lãi suất thả nổi trong một khoảng thời gian là sự khe hở giữa tài sản và nợ có lãi suất thả nổi.

        Giống như khe hở thanh khoản, khe hở lãi suất tĩnh xuất phát từ tài sản và nợ hiện tại, trong khi khe hở động bao gồm những giao dịch mới. Cả hai đều là hồ sơ thòi gian ở những thời điểm tương lai xuất phát từ bảng cân đối dự kiến vào những ngày đó. Hổ sơ thời gian của tài sản và nợ giảm đi với khe hở tĩnh do khấu hao nhưng những khe hở dự kiên có thể cỏ bất kỳ hổ sơ thời gian nào.



Đọc thêm tại: