Rất nhiều ngân hàng đã sử dụng Phương pháp định giá tự do có điều kiện để thay thế cho cả hai phương pháp nêu trên. Chính sách này tạo diéu kiện thuận lợi cho những khách hàng có các khoản liền gửi giá trị lớn bởi vì họ có thể được hưởng dịch vụ miền phí nếu như số dư tài khoản bình quân lớn hơn một mức tối thiểu nào đó. Một trong những ưu điểm của phương pháp này là khách hàng, chứ không phải ngàn hàng, sẽ có mọt kế hoạch tiền gửi thích hợp hơn. Quá trình tự lựa chọn này si: cung cấp thông tin vé thị trường, giúp cho ngân hàng hiểu được hành vi của khách hàng và chí phí cho nguồn tiền gửi. Phương pháp “định giá tự do có điều kiện” cho phép ngân hàng chia thị trường tiền gửi thành loại tài khoản có số dư cao, ổn định và những tài khoản có số dư thấp, ít ổn định.
Dưới đây là một ví dụ về việc sử dụng. Phương pháp định giá có điều kiện. Lệ phí của tài khoản giao dịch và tài khoản tiết kiệm do hai ngân hàng Mỹ công bố như sau:
Ngân hàng A
Tài khoản tiền gửi giao dich thông thường
Số dư mở tài khoản tối thiểu: 100 USD
Nếu số dư hàng ngày nhỏ nhất là:
600USD hoặc hơn: miễn phí300 USD – 599 USD:
5 USD/tháng dưới 300 USD: 10 USD/tháng
Nếu số dư trung bình tháng là 1500 USD thì khách hàng không phải trả lệ phí. Không giới hạn số lần viết séc
Tài khoán tiết kiêm thống thường Số dư mở tài khoản tối thiểu: 100 USD
Phí dịch vụ:
Nếu số dư dưới 200 USD: 3 USD/tháng
Số dư từ 200 USD trở lên: miễn phí
Số lần rút tiền lớn hơn 2 USD/tháng: 2
Ngân hàng B
Tài khoản tiền gửi giao dich thông thưởng Số dư mờ tài khoản tối thiểu: 100 USD Nếu sô dư hàng ngày nhỏ nhất là:
500 USD hoặc hơn: miễn phí
dưới 500 USD: 3,5 USD/tháng
Nếu số lần viết séc hoặc sốlần giao dịch qua ATM lớn hơn 10 trong một tháng và sốdư dưới 500 USD, lệ phí sẽlà 0,15 USD cho một lần ghi nợ
Tài khoản tiết kiêm thống thưởng
Số dư mở tài khoản tối thiểu: 100 USD Phí dịch vụ:
Nếu số dư dưới 100 USD: 2 USD/tháng
Sốdư trên 100 USD: miễn phí 2
Số lần rút tiền lớn hơn 3 USD/tháng: 2
Ta nhận thấy Ngân hàng A dường như thiên về các loại tiền gửi giao dịch có số dư lớn, ít biến động. Trong khi đó Ngân hàng B lại thiên về các tài khoản tiền gửi giao dịch quy mô nhỏ. Ngân hàng A định phí dịch vụ cho tài khoản tiền gửi giao dịch khi số dư thấp hơn 600 USD, trong khi đó khách hàng của Ngân hàng B không phải trả lệ phí dịch vụ cho tới khi số du tài khoản tiền gửi giao dịch thấp hơn 500 USD. Hơn nữa Ngân hàng A định phí dịch vụ cao hơn hẳn Ngân hàng B: 5 USD đến 10 USD so với 3,5 USD. Mặt khác Ngân hàng A không giới hạn số lượng séc phát hành trong khi Ngân hàng B định phí nếu số lần phát séc hoăc rút tiền vượt quá 10 lần trong một tháng. Tương tự, Ngân hàng A định phí dịch vụ 3 USD/tháng nếu số dư tài khoản dưới 200 USD còn Ngân hàng B chỉ định phí 2 USD đối với tài khoắn có số dư dưới 100 USD.
Đọc thêm tại : http://timhieukienthucnganhang.blogspot.com/2015/07/gia-dich-vu-va-ky-han-cua-tien-gui.html